Công tác quản lý về an toàn thực phẩm (ATTP) trong thời gian qua được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị từ Quốc hội, Chính phủ cho đến các bộ ngành, địa phương; thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng xã hội, người tiêu dùng.
Có thể nói rằng công tác đảm bảo về ATTP chưa bao giờ cấp bách như hiện nay. Được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Rõ ràng vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được nhìn nhận có tầm quan trọng đặc biệt. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn đối với việc cải thiện sức khoẻ con người và chất lượng cuộc sống cũng như về lâu dài, đối với phát triển giống nòi.
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua tuy không xẩy ra điểm nóng vi phạm về an toàn thực phẩm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Trên thị trường nội địa tình trạng kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm về nhãn mác, hạn sử dụng, đo lường chất lượng… vẫn diễn ra. Trên tuyến lưu thông tình trạng vận chuyển thực phẩm bẩn, đặc biệt là thực phẩm đông lạnh diễn ra với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp, có những vụ việc vận chuyển đến hàng chục tấn thực phẩm bẩn.
Để từng bước đẩy lùi tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng; thời gian qua Chi cục QLTT Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm; thường xuyên đa dạng hóa về hình thức, phong phú hóa về chủ đề, sâu sắc về nội dung. Từ năm 2017 đến nay đã phát 2.790 tờ rơi tuyên truyền, ký cam kết chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại đối với hơn 2.326 hộ kinh doanh; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện 148 phóng sự trên truyền hình, 143 bài viết trên các báo, 57 bài viết trên trang thông tin điện tử về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và các vụ vi phạm điển hình để khuyến cáo người tiêu dùng và răn đe các đối tượng vi phạm. Công bố rộng rãi số điện thoại đường dây nóng (02393.950.789) để tiếp nhận thông tin phản ánh từ quần chúng nhân dân. Hưởng ứng Chương trình “Triệu chữ ký vì an toàn thực phẩm” do Bộ Công Thương phát động, đã thu thập trên 600 chữ ký tham gia chương trình.
Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, Ban quản lý chợ thực hiện tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh; tuyên truyền tại các hội nghị, hội thảo. Thu âm trên 300 băng đĩa tuyên truyền gửi UBND các xã, phường, thị trấn, ban quản lý các chợ để thực hiện tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh; phối hợp với Đài PT-TH tỉnh, Báo Hà Tĩnh tiến hành tuyên truyền, khuyến cáo bằng hình thức chạy chữ trên chương trình thời sự, đưa tin trên báo giấy, báo điện tử.
Công tác thanh, kiểm tra được Chi cục triển khai có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương (rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh mứt kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý) và tại các chợ trên địa bàn tỉnh. Đã Thành lập 07 đoàn kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
Từ năm 2017 đến nay đã kiểm tra, xử lý 1.648 vụ vi phạm, tổng thu: 3.602.454.000 đồng, trong đó phạt hành chính: 1.213.110.000 đồng; trị giá hàng vi phạm: 2.389.354.000 đồng, bao gồm 436 chai rượu ngoại các loại, 800 kg gạo, 129 kg mỳ chính, 34.908 kg thịt đông lạnh, 830 kg nguyên liệu chế biến thực phẩm, 800 kg bánh mướt, bánh phở, 540 hộp sữa, hơn 1.400 gói bánh kẹo, 615 chai nước ngọt các loại, 4.000 kg đường, 311 lít rượu, 375 hôp sữa các loại, và nhiều hàng hóa vi phạm khác. Điển hình như vụ bắt giữ xử lý, buộc tiêu hủy trên 23 tấn nội tạng động vật, vụ tịch thu 436 chai rượu ngoại.
Bên cạnh kiểm tra, xử lý độc lập; Chi cục đã phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các sở, ngành liên quan trong quản lý nhà nước về ATTP. Cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện. Quá trình tham gia luôn được các cấp, các ngành xem là lực lượng chủ công trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.
Sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng QLTT đã được nhân dân đồng tình, ủng hộ, chính quyền địa phương ghi nhận, biểu dương. Thủ tướng Chính phủ đã tặng bằng khen cho 01 tập thể, UBND tỉnh tặng bằng khen cho 01 tập thể và 16 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo ATTP.
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; tuy nhiên quá trình kiểm tra, xử lý lực lượng QLTT vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Toàn tỉnh hiện nay có gần 7.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhiều và thường xuyên biến động, phần lớn quy mô nhỏ lẻ, manh mún, cá nhân/hộ gia đình là chủ yếu, một số lớn sản xuất, kinh doanh mang tính thời vụ nên việc kiểm soát và cải thiện các điều kiện bảo đảm ATTP gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý nhà nước về ATTP hiện do nhiều ngành quản lý, dẫn đến có nhiều chồng chéo, bất cập trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh còn hạn chế, một số tổ chức, cá nhân tuy có kiến thức về ATTP nhưng việc thực hiện còn mang tính đối phó, hình thức dẫn đến nhiều vi phạm. Một bộ phận người tiêu dùng với tâm lý thích dùng hàng giá rẻ, dễ dãi trong tiêu dùng, không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hàng hóa là một trong những nguyên nhân để hàng kém chất lượng, hàng vi phạm về ATTP tiếp tục được tiêu thụ trên thị trường.
Việc xét nghiệm, kiểm nghiệm để xác định chất lượng các sản phẩm thực phẩm mất nhiều thời gian và kinh phí do các đơn vị, trung tâm kiểm nghiệm ở xa, trong khi việc kiểm nghiệm tại tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương.
Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới Chi cục tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong hoạt đông kinh doanh thương mại nói chung, bảo đảm an toàn thực phẩm nói riêng; trong đó chú trọng thực hiện tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo thông tin đến tận các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Công khai lên phương tiện thông tin đại chúng các vụ việc vi phạm điển hình để khuyến cáo người tiêu dùng và răn đe các đối tượng vi phạm.
Bên cạnh đó, để công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đạt hiệu quả cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, của cả cộng đồng và toàn xã hội.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Toại - Phòng NVTH
Nguồn tin: CHI CỤC QLTT HÀ TĨNH
Trong những năm gần đây, mạng lưới cửa hàng kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phát triển khá nhanh, đóng góp một phần quan trọng trong đời sống người dân từ việc sử dụng các chất đốt truyền thống trước đây như: rơm, củi, than... sang sử dụng chất đốt công nghiệp, qua đó góp phần hạn chế việc chặt cây làm chất đốt, nâng cao việc cải thiện điều kiện sống và bảo vệ môi trường sinh thái.
Sáng ngày 03/10/2018, trong lúc đang kiểm tra, kiểm soát thị trường tại khu vực Thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh, Đội QLTT số 5 (Chi cục QLTT Hà Tĩnh) phát hiện và bắt giữ xe ô tô tải BKS 37C – 29495 do ông Bùi Đăng Minh lái xe kiêm chủ hàng, trú tại Thị trấn Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An điều khiển chở một số lượng lớn bóng đèn Compact không rõ nguồn gốc.
Sáng 6/5, tại địa bàn xã Kỳ Thọ, Kỳ Anh,Đội Quản lý thị trường số 4 phối hợp với Đội Quản lý hành chính, Công an Huyện Kỳ Anh tiến hành kiểm tra xe ô tô tải biển số 38C- 08104 lưu thông theo hướng bắc nam do Ông Nguyễn Viết Xuân , trú tại Xuân Đan, Nghi Xuân, Hà Tĩnh điều khiển.
Sáng ngày 10/8/2018 Chi cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt là Vacip) tổ chức tập huấn về quyền sở hữu trí tuệ cho toàn thể CBCC của Chi cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh.